Nước vôi trong là gì? Một số món ăn dùng nước vôi trong

Nước vôi trong là gì? Tác dụng, lưu ý và một số món ăn dùng nước vôi trong

Nước vôi trong là nguyên vật liệu gần gũi và gắn liền với cuộc sống hàng ngày của mỗi gia đình Việt từ xưa tới nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết phương pháp tạo ra nước vôi trong cũng như các lưu ý để sử dụng nước vôi trong an toàn. 

Chính vì vậy, trong nội dung bài viết này, Công ty Orenji  sẽ giải đáp cho bạn tất tần tật những thông tin liên quan đến nước vôi trong. Theo dõi ngay nhé!

Nước vôi trong là gì ?

 

Nước vôi trong là gì ?
Nước vôi trong là gì ?

Sau khi dùng vôi bột để hòa tan vào trong nước thì nước sẽ chuyển sang màu trắng đục, nếu để yên hỗn hợp ở trạng thái nghỉ thì nước sẽ phân tách thành 2 phần rõ rệt. Sau đó, chúng ta thu được phần nước phía trên có tên gọi là nước vôi trong.

Nước vôi trong mặc dù chỉ là thành phẩm phụ trong các hoạt động xây dựng nhưng nó vẫn được ứng dụng trong rất nhiều hoạt động khác của đời sống hàng ngày: chế biến thực phẩm, đồ uống, mứt bánh,  nuôi trồng thủy sản, khử phèn cho đất nông nghiệp,…

Tác dụng của nước vôi trong đối với cuộc sống

Nước vôi trong là một nguyên liệu cần thiết trong công nghiệp sản xuất và cuộc sống hàng ngày:

  • Trong nuôi trồng thủy sản

Nước vôi trong là một nguyên liệu quen thuộc đối với các hộ dân chuyên nuôi trồng các loại thủy hải sản bởi nó có khả năng bổ sung canxi cho các loại động vật cần sử dụng nhiều canxi sống như tôm. Từ đó, nước vôi trong giúp kích thích phát triển xương (vỏ) cho các loài sinh vật dưới nước, cải thiện năng suất cho người nuôi tôm.

  • Trong nông nghiệp

Nước vôi trong còn được sử dụng trong hoạt động nông nghiệp, nó có tác dụng rửa phèn cho đất đồng ruộng trước mỗi vụ mùa mới để đảm bảo cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.

Ở các vùng đồng bằng sử dụng nước giếng khoan, người dân cũng thường sử dụng vôi bột để rửa phèn , làm giảm mùi tanh, màu vàng và vị lợ trong nước, đảm bảo cuộc sống sinh hoạt bình thường.

  • Trong chế biến thực phẩm
Tác dụng của nước vôi trong trong chế biến thực phẩm
Tác dụng của nước vôi trong trong chế biến thực phẩm

Ở một số nơi, nước vôi trong được sử dụng trong các món bắp giúp bổ sung thêm vitamin B3 và hương vị thơm ngon tự nhiên cho món ăn.

Nước vôi trong giúp cho bánh trở nên dẻo dai hơn, có màu trong hấp dẫn thị giác. Chính vì thế, nước vôi trong là một nguyên liệu quan trọng trong quá trình sản xuất các loại bánh và mứt như mứt cà chua, mứt vỏ cam, mứt cà rốt, mứt gừng,…

Ngoài ra, trong ngành công nghiệp sản xuất đồ xuống, nước vôi trong còn là nguyên liệu giúp xử lý nguồn nước để làm rượu và các đồ uống giải khát.

Nguyên liệu này còn được sử dụng để chiết gelatin từ da của động vật – một thành phần giúp tạo nên các món chè, món bánh bởi có tác dụng nhũ hóa và ổn định cấu trúc cho các loại thực phẩm.

Giống như nước ion kiềm, nước vôi trong còn là nguyên liệu để sản xuất ra loại thuốc bảo quản rau củ quả có tên gọi Polikar.

  • Trong nghiên cứu

Nước vôi trong còn được sử dụng trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, dùng để phân biệt khí CO2 và CO dựa trên phản ứng hóa học sau:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 (kết tủa) + H2O

CO2 khi tiếp xúc với nước vôi trong sẽ tạo ra kết tủa đá vôi (CaCO3) – những váng trắng thường thấy khi để nước vôi trong ngoài không khí. Còn khí CO khi tiếp xúc với không khí thì sẽ không tạo ra phản ứng kết tủa.

  • Trong công nghiệp thuộc da

Da cá sấu, da bò, da trâu, da rắn, da cừu là những nguyên liệu quan trọng trong ngành công nghiệp thời trang để sản xuất giày da, túi da, thắt lưng,… Nếu không được sơ chế cẩn thận, các loại da này sẽ rất dễ bị phân thủy, nấm mốc và tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập.

Nước vôi trong là nguyên liệu giúp cho da bền hơn, không bị phân hủy và thối rữa trong quá trình gia công, sản xuất thành phẩm và đưa ra thị trường. Tính kiềm trong nước vôi trong sẽ giúp cho các axit dư thừa ở da bị loại bỏ hoàn toàn.

Ngoài ra, nước vôi trong còn dùng để sản xuất ra các hỗn hợp khô dùng cho nghề trang trí, sơn và phanh xe.

Cách tạo ra nước vôi trong

Hướng dẫn các bước tạo ra nước vôi trong

Sau đây là các cách để tạo ra nước vôi trong vô cùng đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà:

  • Bước 1: Hòa tan vôi sống với nước lạnh
  • Bước 2: Để hỗn hợp vôi ở trạng thái nghỉ khoảng 2 – 3 giờ
  • Bước 3: Gạn nước vôi trong ở phía trên và lọc bằng màng (khăn) mỏng để thu lại nước vôi
  • Bước 4: Bảo quản nước vôi trong trong bình gốm, thủy tinh hoặc nhựa để sử dụng nhiều lần.

Ở các nhà máy công suất lớn cần có nhiều nước vôi trong thì cũng sẽ sản xuất nước vôi bằng cách thức tương tự nhưng với quy mô lớn hơn. Trong trường hợp này, người lao động cần có các trang phục bảo hộ để đảm bảo an toàn cho bản thân tránh khỏi tai nạn bỏng, mắt và các bệnh về đường hô hấp do tiếp xúc với vôi bột.

Một số lưu ý khi sử dụng nước vôi trong

Nước vôi trong có tính kiềm mạnh nên có thể làm bào mòn da, khô da, viêm da, làm nứt nẻ da trong những ngày thời tiết lạnh. Chính vì thế, khi tiếp xúc với nước vôi trong thì bạn nên sử dụng gang tay cao su để bảo vệ an toàn cho làn da.

Đã có rất nhiều tai nạn đáng tiếc khi trẻ nhỏ tiếp xúc với vôi nồng độ kiềm cao gây bỏng da nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn tới tâm lý và sức khỏe. Chính vì vậy, khi nước vôi trong tiếp xúc với da thì bạn cần rửa lại bằng nước sạch, không để nước vôi ở tầm tay trẻ em để đảm bảo an toàn.

Ngoài ra, khi sử dụng nước vôi trong trong quá trình làm bánh, mứt thì cần lưu ý về lượng nước vôi – không sử dụng quá nhiều để gây ảnh hưởng tới hương vị vốn có của loại thực phẩm đó.

Các món ăn sử dụng nước vôi trong làm nguyên liệu

Nước vôi trong là nguyên liệu quan trọng để làm các món mứt ngày tết tại nhà:

  • Mứt khoai lang

Sau khi sơ chế khoai lang, bạn nên ngâm khoai lang trong nước vôi trong khoảng 2 lần để tạo độ dẻo, vị ngọt bùi cùng màu sắc vàng ươm đẹp mắt cho mứt.

Đây cũng là bí kíp của rất nhiều chị em phụ nữ để tạo ra các món mứt bắt mắt, hấp dẫn cả trẻ nhỏ lẫn người lớn.

  • Mứt khoai tây

Có lẽ mứt khoai tây còn khá xa lạ với tất cả mọi người. Thường thấy, khoai tây chỉ sử dụng để làm các món canh, món hầm, chiên. Nhưng với hương vị ngọt bùi vốn có, khoai tây còn được sử dụng để làm mứt để tạo nên vị độc đáo, khác hẳn với mứt khoai lang.

Việc cần làm sau khi sơ chế khoai tây đó chính là ngâm khoai trong nước vôi trong khoảng 2 tiếng để giúp món ăn kích thích vị giác hơn.

  • Mứt cà rốt

Mứt cà rốt là loại khá quen thuộc trong khay mứt của các gia đình Việt Bởi nguyên liệu sẵn có và rất dễ thực hiện. Nhưng không phải ai cũng biết cách để giúp cho món mứt thơm ngon, hấp dẫn hơn.

Bí quyết giúp mứt cà rốt trở nên bắt mắt hơn đó chính là ngâm cà rốt sau khi đã cắt thái vào nước vôi trong khoảng 2 tiếng.

  • Mứt xoài

Xoài là loại quả có vị ngọt và chua thanh thanh nên rất được ưa chuộng bởi các chị em phụ nữ và trẻ nhỏ. Độ dẻo dai của mứt xoài khi ngâm trong nước vôi trong chắc chắn sẽ khiến bạn không thể ngừng miệng.

Bí xanh không chỉ được dùng để nấu canh bởi có vị ngọt mát mà còn được dùng để làm mứt. Vị ngọt thanh từ mứt bí cùng với vị ngọt đậm từ đường mía kết tinh chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm khó có thể quên. Một mẹo nhỏ cho bạn để mứt bí dai ngon hơn đó chính là ngâm nước vôi trong trước khi ngào đường.

  • Mứt quất

Sau mỗi mùa tết, mứt quất chính là món ăn cứu cánh cho những chùm quất sai trĩu trong nhà. Nước vôi trong không những giúp cho quất tăng độ dẻo mà còn giúp loại bỏ được vị đắng từ bề mặt vỏ. Vị ngọt từ đường, vị chua thanh cùng vị đắng nhẹ từ vỏ quất chắc chắn sẽ khiến bạn mê đắm mỗi dịp tết đến xuân về.

  • Mứt đu đủ

Gỏi đu đủ, canh đu đủ, món xào đu đủ đã quá xưa rồi! Mứt đu đủ dai dai, dẻo dẻo mới chính là chân ái. Đừng quên ngâm đu đủ trong nước vôi trong trước khi ngào đường bạn nhé!

Trên đây là toàn bộ thông tin để giải đáp cho bạn về cách làm cũng như công dụng của nước vôi trong. Mong rằng qua nội dung bài viết này, bạn đọc đã tìm kiếm được những mẹo hay nhà bếp giúp cho công việc nội trợ trở nên dễ dàng hơn. Các bài viết khác về Orenji, bạn xem thêm ở đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *