Quan điểm Orenji: Dùng vừa đủ sẽ an toàn, hiệu quả

SLS vẫn đang gây tranh cãi là có hại cho sức khoẻ hay không ?

Ý kiến của CHAT GPTGoogle  là không gây ChatGPT – SLS: Không gây hại cho sức khoẻ

Ngược lại, một số nhà sản xuất mỹ phẩm thay thế, cho rằng SLS có gây hại cho sức khoẻ 

Quan điểm Orenji: Dùng vừa đủ là tốt nhất

Các quan điểm đều đúng, nhưng trong những điều kiện cụ thể, không phải đúng trong mọi trường hợp.

Sau đây, #Orenji xin phân tích:

1. SLS từ đâu mà có ?

SLS là tên gọi phổ biến của Sodium Lauryl Sulphate, một chất hoạt động bề mặt được phát triển vào những năm 1930 để thay thế cho xà phòng bánh truyền thống.

SLS được tạo thành từ một chuỗi hydrocarbon (dầu cọ, dầu dừa hoặc xăng) kết hợp với Axit Sulfuric (từ dầu mỏ) liên kết với một chất kiềm (Natri Hydroxide/Natri Carbonate). SLS có thể phân hủy chất béo và dầu mỡ để chúng dễ dàng bị cuốn trôi nên SLS được ưa chuộng trong các sản phẩm tẩy rửa, vệ sinh, bao gồm cả mỹ phẩm làm sạch da.

SLS từ dầu cọ – được dùng trong sản xuất dầu gội Orenji, nước rửa bát, nước giặt OClean – an toàn cho sức khoẻ.

2. SLS để làm gì ?

Vì sao không thể làm sạch người và đồ dùng bằng nước ? Do chất bẩn của có mồ hôi người và đồ dùng có dính 1 ít mỡ – không hoà tan trong nước nên không thể làm sạch nếu chỉ dùng nước.

Trong mỹ phẩm, SLS/SLES  dùng để trung hoà lớp mỡ có trong mồ hôi – chất thải từ da của người: hoạt động tắm, gội, đánh răng..

Trong tẩy rửa, SLS dùng để:

  • Rửa bát: Tách mỡ động vật trong thức ăn.. ra khỏi bát đĩa, dao thìa
  • Giặt quần áo: Tẩy mỡ người trong mồ hôi ra khỏi quần áo
  • Lau sàn – hoà tan dầu mỡ bám trên mặt sàn.

Ưu điểm quan trọng của SLS: bạn nhìn vào lượng bọt được tạo ra để dự đoán lượng chất tẩy rửa đang dư thừa trong quá trình sử dụng. Chỗ nào nhiều bọt thì đang thừa chất tẩy rửa, chỗ nào ít bọt thì đang thiếu.

Vì giá thành phải chăng, khả năng sản xuất công nghiệp và tẩy rửa khá hiệu quả, nên SLS được sử dụng rộng rãi trong đời sống từ thế chiến 2.

Tuy nhiên, nêu sử dụng quá nhiều, SLS sẽ lấy luôn mỡ phía bên trong da của bạn – điều đó gây hại cho cơ thể.

Điều đó chứng tỏ, nếu bạn sử dụng một lượng SLS vừa đủ để tẩy lớp mỡ trên bề mặt thì sẽ không hư hại tế bào bên trong cơ thể. Nếu chỉ dùng để giặt giũ bằng máy – và được xả kỹ bằng nước, sẽ không gây hại đến da tay.

3. Biểu hiện của dị ứng với SLS

Da người rất đa dạng, có loại da khô, da uớt, da mềm, da cứng… khác nhau.

Do vậy thị trường mỹ phẩm cực kỳ đa dạng, bởi mỗi loại sản phẩm chỉ phù hợp cho tối đa 30% số người. Sẽ không có sản phẩm vạn năng nào thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng.

Sodium lauryl sulfate có khả năng gây kích ứng cho vùng mắt, da, miệng và phổi. Với một số trường hợp làn da nhạy cảm, sodium lauryl sulfate cũng có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây mụn.

Sodium lauryl sulfate là chất gì? Công dụng của sodium lauryl sulfate trong mỹ phẩm 4
Với một số trường hợp làn da nhạy cảm, sodium lauryl sulfate cũng có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây mụn.

Nồng độ sodium lauryl sulfate khoảng 1-2% trong sản phẩm chăm sóc da, xấp xỉ 10-25% trong dầu gội vẫn nằm trong lượng an toàn. Nồng độ sodium lauryl sulfate trong các sản phẩm tẩy rửa có thể cao hơn. Lưu ý việc tiếp xúc sodium lauryl sulfate lâu dài với nồng độ cao có thể gây kích ứng nên bạn hãy mở cửa sổ hoặc có nguồn thông gió để tránh kích ứng phổi.

Những người có tóc khô hoặc tóc quá mỏng nên hạn chế dùng sản phẩm có chứa sodium lauryl sulfate vì hợp chất này có thể làm mất đi nhiều lượng dầu tự nhiên cần thiết để nuôi dưỡng tóc khỏe đẹp, đặc biệt dễ bị xoăn rối cho một số người.

Tuy nhiên, cơ chế gây hại của SLS – SLES như sau:

Những nơi dễ bị dị ứng nhất:

  1. Kích ứng da: SLS có thể làm khô da và loại bỏ các dầu tự nhiên cần thiết để bảo vệ da. Đối với một số người, điều này có thể gây kích ứng, đỏ, ngứa, hoặc khô da. Những người có làn da nhạy cảm hoặc các vấn đề da khác có thể trở nên đặc biệt nhạy cảm với SLS.  Không phải vùng da nào cũng nhạy cảm như nhau. Da tay, đặc biệt là da trong lòng bàn tay dày hơn nơi khác, nên khó bị dị ứng hơn. Khách hàng được trải nghiệm dùng thử nước rửa bát OClean 500 ml để xem có bị kích ứng không trước khi quyết định mua hàng.
  2. Kích ứng mắt: Nếu sản phẩm chứa SLS tiếp xúc với mắt, nó có thể gây kích ứng, đau, và đỏ mắt. Khuyến cáo Dầu gội: nếu để dầu gội đầu rơi vào mắt, cần rửa kỹ nhiều lần bằng nước sạch
  3. Tác động lên tóc: SLS có khả năng làm mất dầu tự nhiên từ tóc, dẫn đến tình trạng tóc khô và giảm độ bóng mượt. Dầu gội Orenji bổ sung các thành phần dưỡng tóc để tăng độ bóng mượt. Khách hàng có thể dùng thử dầu gội gói 6 ml Orenji để kiểm tra mức độ phù hợp trước khi mua hàng.
  4. Tác động đến môi trường: SLS có thể được xem xét về tác động tiêu cực đối với môi trường khi nó được xả thải vào nước, gây ô nhiễm môi trường. Orenji khuyến cáo khách hàng chỉ nên dùng vừa đủ chất tẩy rửa để tiết kiệm và bảo vệ môi trường 

4. Kết luận

Các sản phẩm tẩy rửa Orenji, OClean đã tối ưu công thức để đáp ứng được tối đa nhu cầu khách hàng. Và để trọn vẹn cho khách hàng, Orenji đề xuất dùng thử, trải nghiệm thử trước khi mua dung tích lớn và gắn bó lâu dài với sản phẩm.

#Orenji cho rằng: bản thân SLS không phải là chất gây hại.  Nếu khách hàng sử dụng vừa phải, đúng liều lượng, thời lượng sử dụng, và vị trí da phù hợp: Nước rửa bát chỉ nên dùng ở tay, không dính lên mắt, tóc.. thì sẽ an toàn, hiệu quả.

Orenji cân bằng giữa giá thành và chất lượng sản phẩm, tạo ra sản phẩm giá cả phải chăng, chất lượng tốt, đáp ứng sự tin yêu của khách hàng.

Nước rửa bát can 3.8 lít giá chỉ 160 k

Nước giặt Oclean 3.8 lít giá chỉ 150 k

Với những khách hàng thực sự rất nhạy cảm với SLS, Orenji mời bạn sử dụng nước rửa bát, nước giặt KOCHU an toàn, cao cấp !

 

Nguồn tham khảo:

https://www.webmd.com/beauty/what-to-know-sls

https://www.healthline.com/health/beauty-skin-care/what-is-sodium-lauryl-sulfate

 

Nhắn tin để đặt hàng, Orenji sẽ liên lạc lại